Chi nhân sâm Panax (Araliaceae) là cây thuốc quan trọng của Bắc Mỹ và Đông Á (Shu, 2007; Mabberley, 2008; Nguyễn Văn Đạt và Trần Thị Phương Anh, 2013; Phan Kế Long et al., 2014a; Zhang et al., 2015; Taram et al., 2018). Trong 19 loài thuộc chi Panax (Pankey and Ali, 2012; Taram et al., 2018) thì phải kể đến Tam thất bắc vì đây là laoif dùng phổ biến hiện nay.
Tam thất bắc có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), tên đồng nghĩa: Panax notoginseng (Burkill) có tên gọi khác là Điêng thất hay Kim bất hoán là vị thuốc rất quý thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae Loại thảo dược này được trồng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam tùy theo vùng miền trồng chúng được chia làm 2 loại Tam thất trồng phổ biến Tam thất bắc (sâm Tam thất Bắc) và Tam thất nam (Sâm Tam thất nam). Sâm Tam thất bắc được trồng nhiều ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp nên loại thảo dược này phát triển tốt, cho nhiều hoạt chất có lợi cao hơn so với Tam thất nam. Bài viết này nói về tác dụng của Tam thất bắc (Panax notoginseng).
Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42-12%). Cụ thể là ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1. Củ tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra, củ còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ. Do có nhiều hoạt chất quý nên Tam thất có khả năng điều trị một số bệnh ung thư, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim chống lại các tác nhân gây loạn nhịp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài tác dụng kể trên Tam thất giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn, giảm tiểu đường, chống viêm tốt. Cây Tam thất cả (củ, hoa, nụ, lá) đều rất có giá trị vì có tác dụng bổ dưỡng.
Vườn Tam thất
Cây tam thất có tác dụng gì?
Củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, chẳng hạn như:
Hỗ trợ điều trị ung thư:
Tam thất tăng tính nhạy cảm của mô ung thư với các thuốc đặc hiệu, từ đó giảm liều thuốc tây phải dùng, giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tam thất như biện pháp bổ sung, không được phép bỏ thuốc điều trị.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch:
Tam thất có khả năng cải thiện tuần hoàn, kể cả trong các mạch máu nhỏ. Tác dụng của tam thất trong bảo vệ tim mạch là chống viêm mạch máu, phân hủy chất béo xấu, tiêu trừ máu đông, tăng mức năng lượng trong tế bào cơ tim, giảm tổn thương cơ tim, phục hồi lưu lượng máu và giãn mạch. Nhờ đó, những người dùng bột hoặc củ tam thất thường xuyên giảm tần suất cơn đau thắt ngực, giảm xơ vữa mạch vành, ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng của cục máu đông và giảm tỷ lệ nhập viện vì bệnh tim.
Tăng cường sức khỏe, chống trầm cảm, tăng cường khả năng miễn dịch.
Đông y đánh giá tác dụng của củ tam thất quý không kém gì nhân sâm.
Có tác dụng tiêu máu tốt trong điều trị nhãn khoa
Giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu
Tăng ham muốn tình dục
– Trong y học cổ truyền, củ tam thất có vị đắng, ngọt, tính ôn; tác dụng chủ yếu vào gan và thận và có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.
– Tác dụng của tam thất trong dân gian dùng để cầm máu do chảy máu hay bị đánh tổn thương, giảm đau do máu bầm.
– Ngoài ra còn có thêm thổ tam thất, trồng được ở vùng đồng bằng cũng có tác dụng tốt trong việc cầm máu, chữa rắn cắn.
Cách dùng, liều dùng
Liều lượng và cách dùng Tam thất có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.
Tam thất được dùng dưới dạng nào?
Cây tam thất được dùng dưới các dạng:
+ Thuốc bột
+ Thuốc sắc
+ Giã đắp hoặc rắc thuốc bột ngoài da
+ Chè hãm
+ Cao uống
Liều dùng thông thường của cây tam thất là bao nhiêu?
– Dùng 4-6g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
– Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Lá và thân cây cũng được dùng để hãm trà tam thất hoặc nấu cao uống.
– Thời gian tốt nhất là uống vào buổi sáng nếu muốn tăng cường miễn dịch và chống lão hóa, hạn chế uống buổi tối để tránh bị khó ngủ. Để dược chất hấp thu tốt nhất, bạn nên uống khi bụng đói; nhưng nếu dạ dày kém thì uống sau bữa ăn 30 phút để giảm kích ứng tiêu hóa.
Một số bài thuốc có cây tam thất
Cách dùng tam thất trong các bài thuốc dân gian
1. Chữa máu ra nhiều sau khi sinh (băng huyết):
Dược liệu tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.
2. Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi sinh:
Tam thất tán nhỏ, uống 6g hoặc đem tần với gà non ăn.
3. Chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:
Mỗi ngày uống 6-12g bột tam thất. Chảy máu cấp thì uống gấp đôi, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.
4. Chữa chảy máu khi bị thương
Lá cây giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.
5. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh:
Tam thất 12g; sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.
6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:
Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.
7. Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:
Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
8. Chữa rong huyết do huyết ứ:
Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
Lưu ý: Tam thất tuy có nhiều công dụng nhưng những trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:
– Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt: gây nóng thêm cho bệnh nhân.
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: củ tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết khiến kinh nguyệt không đều thì sử dụng dược liệu này lại giúp điều hòa kinh nguyệt.
– Phụ nữ có thai: dễ gây động thai, sảy thay vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh mất máu nhiều thì nên dùng tam thất giúp bổ máu, loại bỏ ứ huyết, cầm máu; ngoài ra còn cải thiện vóc dáng cho người mẹ.
– Dị ứng củ tam thất: không nên dùng.
– Không lạm dụng vì có uống nhiều bột tam thất hơn mức quy định cũng không khiến bạn khỏe hơn, thậm chí gây tăng tác dụng phụ.
Mức độ an toàn của dược liệu
Đối với những người quá nóng, nếu uống tam thất trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… Bạn nên dùng dược liệu này với liều tùy theo cơ địa.
Phản ứng có thể xảy ra đối với việc sử dụng Tam thất
Tam thất có thể gây ra phản ứng phụ với một số thực phẩm như đậu tằm, cá, hải sản, loại thực phẩm cay, lạnh và chua vì nó sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu hoạt chất của củ tam thất; tăng tỷ lệ dị ứng hoặc ngộ độc.
Nếu bạn muốn được tư vấn hãy liên hệ qua hotline 0386969035 hoặc 0983788517!